Hiển thị các bài đăng có nhãn Amthuc4phuong. Hiển thị tất cả bài đăng

Bình dị cháo mực Sài Gòn


Cháo mực là món ăn bình dị ở Sài Gon. Thường có giá 13.000 đồng cho một bát cháo bốc khói.

500 đôla một bữa sushi trên mẫu nude




 sushi2.jpg

Các khu ẩm thực ở Nha Trang

Banh Duc Tom Chay Deo Thom 02-25-12

Lẩu măng chua riêu cua

Lạ lùng món ốc bù chằn nướng

Bánh tráng trộn, Quà vặt phố Chân Cầm

             
                   

Gà giả sườn nướng hấp dẫn Gà giả sườn nướng thơm ngon lạ mắt

Gà giả sườn nướng thơm ngon lạ mắt  
 

BÁNH XÈO THỊT CHUỘT

Ngon lạ bánh xèo thịt chuột, Ẩm thực, banh xeo thit chuot, banh xeo, thit chuot, chuot, banh, cai be xanh, am thuc, mon ngon de lam, mon ngon

Bánh đập chợ Huyện

Những món ăn miền Trung dễ ghiền, Ẩm thực, am thuc, mon an mien trung, bun ca, cha ram, banh trang, mon ngon, mon ngon de lam, bao

Gỏi cá



Gỏi cá Khánh Hòa tuy chưa có bề dày "truyền thống" và nổi tiếng như món chả cá Lã Vọng ở Hà Nội nhưng cũng có những nét độc đáo riêng.

Gỏi cá Khánh Hòa chủ yếu làm từ cá Mai, cá Mú, hai loại cá biển rất sẵn của vùng. Cá để làm gỏi phải thật tươi, thậm chí vài phút trước khi ăn vẫn đang bơi lội trong nước.
Hơn thế, các loại gia giảm, rau sống ăn kèm cũng được lựa chọn công phu, cầu kỳ. Ngoài các loại rau thơm thông thường như húng quế, mùi, tía tô, rau răm, nhất thiết phải có một số loại rau, củ đặc biệt như đinh lăng, diếp cá, đọt sung, búp dâu, củ riềng, chuối xanh, đọt xoài... Các loại rau củ ăn kèm này có tác dụng khử mùi tanh của cá, làm ấm bụng, tiêu thực và giải độc rất tốt. Do đó, tuy ăn thịt cá sống đấy nhưng với sự trợ giúp của các loại rau gia vị, bạn sẽ khong còn cảm thấy mùi tanh mà sẽ thấy một hương vị ngon miệng khó quên.
Theo đông y, gỏi cá là món ăn mát, bổ, an thần, tạo cảm giác sảng khoái, nhẹ nhàng cho thực khách.
Gỏi cá Mai, cá Mú: 10.000đ/đĩa nhỏ.

VỊT CẦU DỨA NHA TRANG

 

 

Vịt Cầu Dứa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vùng đất này quả là trứ danh với đủ các món đặc sản của biển và đất, của nước ngọt lẫn nước mặn. Theo các ghi chép cổ, từ xa xưa món thịt vịt của vùng này ngon nổi tiếng, chỉ xếp sau có yến sào.



Món ăn tưởng bình dân này lại oai không ngờ. Vịt Ninh Hoa là thứ vịt nuôi thả ngoài những cánh đồng phì nhiêu, giàu tôm, cua, cá, vì vậy, vịt ở đây rất béo.

Nói đến vịt, những người sành ăn sẽ nghĩ ngay tới món tiết canh. Hiện nay, nổi tiếng nhất Nha Trang có tiết canh vịt Cầu Dứa, nằm trên quốc lộ 1A, cách trung tâm thành phố 3-4km về phía Nam. Nơi đây được biết đến như một "khu phố Vịt" với san sát nhà hàng phục vụ các món vịt và tiết canh vịt.

Ngoài tiết canh, phổ biến và được ưa chuộng nhất vẫn là món vịt luộc và nướng. Dù chế biến theo kiểu gì thịt thịt vịt ở đây cũng rất mềm, nạc và tuyệt đối không có mùi hoi đặc trưng của vịt. Nhìn những đĩa tiết canh vịt đánh trong những đĩa lớn, màu sắc đỏ tươi, đông cứng như thạch, hãy mạnh dạn nếm thử một lần. Chắc chắn bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt mát của tiết, sần sật của tim, gan, mề, thịt, vị bùi béo của đậu phộng rang hòa cùng hương thơm tổng hợp của các loại húng quế, ngò gai, rau răm...

 

Vào mỗi buổi chiều hè, cái giòn tan của bánh tráng mè nướng cùng quyện miếng tiết canh làm nên một khúc hơp xướng khó quên của nghệ thuật ẩm thực Khánh Hòa.

Tiết canh vịt: 6.000đ/suất; Vịt luộc: 18.000đ/đĩa; Cháo vịt: 5.000đ/bát.

MÓN NGON ĐẶC SẢN NHA TRANG


Khánh Hoà có rất nhiều tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên biển. Nguồn tài nguyên giàu có này đã mang đến cho mảnh đất này vô vàn món ăn ngon, trong đó có không ít những món ăn chỉ từng dành cho các vị vua chúa.

  Yến sào Khánh Hòa Yến sào, chữ Hán là tổ của chim yến, được làm hoàn toàn bằng nước bọt của chim yến. Ngày xưa, tổ yến là vật quý được dâng vua và chỉ các nhà vương giả mới đủ tiền mua.
Có một điều may mắn, Khánh Hòa lại là nơi chim yến làm tổ nhiều nhất ở Việt Nam (hàng năm, Khánh Hòa thu được khoảng hơn 2 tấn tổ yến so với 600 - 700kg/năm ở Bình Định và Đà Nẵng). Để có được sản lượng tổ yến trên, Khánh Hòa đã hội đủ 3 yếu tố: thiên thời, địa lợi và nhân hòa. 

                 

Yến sào có tác dụng làm trong sạch và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể con người, những bệnh nhân lao phổi nặng, yến sào có khả năng phục hồi và tiêu trừ sạch mầm bệnh cho bộ phổi. Đồng thời, yến sào là phương thuốc hiệu quả, giúp da giữ vẻ tươi mát, mềm mại nhờ chức năng kích thích tái tạo tế bào làn da.
Món yến sào ăn bất cứ giờ giấc nào trong ngày, không phải hạn chế như các món ăn khác, đòi hỏi nhiệt độ nóng hay lạnh mới ăn được, có thể sử dụng trong trạng thái nóng, nguội, lạnh mà không có tác dụng xấu. Nếu có đủ điều kiện nên ăn thường xuyên, ít nhất 3 lần trong mỗi tuần lễ. Theo lời khuyên của các nhà nghiên cứu, tốt nhất nên ăn yến sào vào lúc dạ dày trống rỗng, hoặc buổi tối, trước khi đi ngủ, hoặc dùng 1 chén súp yến sào lúc sáng sớm (khoảng 30 phút trước khi ăn điểm tâm).
Khi ăn chén chè yến Khánh Hòa, bạn sẽ cảm nhận thấy một mùi vị thơm ngon đặc trưng rất khó diễn tả mà không tổ yến nơi nào có được. Chính vì mùi vị thơm ngon mà tổ yến Khánh Hòa được phong “vua” và giá cả luôn ở mức cao nhất thế giới (tài liệu của CITES, 1994).
Nem Ninh Hòa Khánh HòaNem nướng Ninh Hòa được làm từ nguyên liệu thịt đùi heo còn nóng hôi hổi khi vừa xẻ thịt xong. Thịt được giã nhuyễn bằng máy và giã sơ lại bằng chày tay rồi ướp gia vị. Hỗn hợp thịt này được quấn quanh chiếc đũa nướng trên than hồng. Mùi thơm lừng tỏa ra nhờ các gia vị và hương liệu. Khi nem chín vàng, đầu bếp cắt thành nhiều miếng nhỏ và dài cho dễ gói.
 
            

Nem nướng ăn kèm thường là bánh hỏi và bún. Cùng vài miếng bánh tráng cuốn tròn chiên giòn rụm. Rau ăn với nem nướng không thể thiếu xà lách, rau húng, chuối chát, hẹ lá và nhiều loại rau rừng chỉ có ở miền Trung.
Đây là món ăn dân dã nhưng cũng không kém phần sang trọng. Vì thế, khi ăn, người ta lấy mỗi thứ rau một vài lá rồi cuốn với bánh tráng và bánh hỏi, bánh tráng chiên giòn kẹp với một miếng nem nướng chấm với nước chấm. Nước chấm được chế biến rất đặc biệt gồm nước mắm nhỉ được pha loãng nêm gia vị và tỏi, ớt, đậu phộng rang giã nhuyễn, có vị hơi ngọt và sền sệt. Rau có đủ vị chua, chát, cay, đắng, thơm,... hòa với nước chấm hương vị là lạ, thơm và béo.
Nem Ninh Hòa là đặc sản của tỉnh Khánh Hòa rất phổ biến ở vùng này. Nhiều người phải nếm thử nem nướng khi đặt chân đến Ninh Hòa hay Nha Trang.
Tôm hùm Bình Ba Khánh Hòa Bình Ba là một ốc đảo nằm ngay cửa vào vịnh Cam Ranh, ngư trường ở đây tạo ra những giống tôm hùm bông xanh có hương vị rất riêng và khá đặc biệt, trở thành một trong những món đặc sản trứ danh của tỉnh này.
Thịt tôm hùm ngon nên chế biến món ăn kiểu gì cũng rất tuyệt. Loại tôm hùm bông xanh ở Bình Ba nếu đem nấu cháo sẽ có hương vị ngon đặc biệt.

            

Muốn nấu cháo tôm hùm ngon, người ta phải chọn loại gạo dẻo, nếu được gạo nàng thơm Chợ Đào, Long An thì “hết sẩy”. Nấu món này không mất nhiều công. Vo gạo nấu cháo, tôm hùm lóc thịt để riêng (nhớ giữ lại vỏ và luộc chín để trang trí sau khi múc cháo ra tô cho hấp dẫn, nhất là khi đãi khách), phi hành mỡ rồi bỏ thịt tôm vào tao sơ cho có màu đỏ đẹp.
Cháo gần chín, bỏ thịt tôm vào (nếu muốn cháo ngọt hơn có thể cho thêm nghêu sống, bỏ vào nồi cháo trước khi cho thịt tôm) và cho gia vị, nêm nếm vừa ăn. Nhắc cháo xuống, cho hành lá xắt nhỏ, ngò, cho ít tiêu xay vào, ăn nóng. Lúc này bạn đã có nồi cháo thơm ngậy với màu đỏ của thịt tôm, màu vàng nhẹ của mỡ phi, màu xanh của hành ngò.Sò huyết Thủy Triều
Sò huyết Thủy Triều nổi tiếng ở Khánh Hòa và được nhiều người biết đến bởi thịt ngọt, lành có một không hai. Dù không nổi danh như các món ngon khác, song với hương vị và giá trị dinh dưỡng cao, sò huyết sứng đáng xếp vào danh sách các món ăn thuộc hàng "hải sản vua".
Ở Thủy Triều, người ta vẫn duy trì việc khai thác sò huyết bằng phương pháp thủ công. Khi triều xuống, người ta mang thúng nan lội bùn bắt sò. Khi chân đạp trúng sò, dùng các ngón chân quặp chặt rồi từ từ đưa lên, bàn tay thò xuống bắt con sò bỏ vào thúng. Có người dùng cào đề tìm sò. Khi sò nổi lên, người ta nhặt cho vào giỏ.

Sò bắt về, phải ngâm trong nước lạnh khoảng 1-2 giờ để sò nhả sạch bùn đất. Sau đó, dùng bàn chải cứng chà rửa sạch bên ngoài vỏ. Nếu mua sò, phải chọn sò huyết tươi sống. Sò tươi sẽ thò lưỡi ra ngoài để bò, thấy sò há miệng, khi lấy  tay sờ thì miệng sò khép lại, là sò còn sống. Nếu mua phải sò đông lạnh hoặc sò có mùi hôi thì chế biến món ăn sẽ không ngon, không còn mùi thơm đặc trưng của nó.

  
          

Theo y học cổ truyền, thịt sò huyết có vị ngọt, mặn, tính ấm, không độc có tác dụng bổ huyết, chữa được nhiều chứng bệnh như huyết hư, thiếu máu,… Trong sò huyết có nguồn chất đạm phong phú, chứa nhiều khoáng chất, nhiều vitamin… có giá trị dinh dưỡng cao giúp tăng cường sức chịu đựng dẻo dai cho cơ thể.
Thịt và vỏ sò cũng đều là dược liệu. Vỏ sò đem rửa sạch, đập vụn, cho vào nồi trát kín, nung đến khi vỏ đỏ hồng. Sau khi nguội, tán nhỏ, rây thành bột mịn. Ngoài hàm lượng dinh dưỡng cao, lại thêm thịt thơm ngon nên sò huyết được dùng làm món đặc sản tại các nhà hàng, các khách sạn và là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

BÁNH CUỐN THỊT HEO ĐÀ NẴNG

Bánh cuốn thịt heo trần Đà Nẵng

Nếu đến Đà Nẵng dài ngày, bạn cứ "sắp lịch" mà đi ăn dần những quán ngon. Nào bánh canh, mì Quảng, hủ tíu cá, bánh xèo... Nhưng nếu thời gian hạn chế, bạn vẫn nên cố gắng sắp xếp để dùng thử bún chả cá và một món ăn độc đáo của Đà Nẵng: thịt heo hai đầu da.

Bún chả cá thì dễ. Đây dường như là món quà sáng phổ biến nhất của người Đà Nẵng. Bạn có thể bắt gặp rất nhiều quán bún chả cá, lớn có bé có, trên khắp phố phường Đà Nẵng. Vào quán bình dân, bạn sẽ bất ngờ với tô bún chả cá "chất lượng" mà giá chỉ 6 ngàn một tô. Tô bún nhìn rất hấp dẫn với màu vàng của dầu điều óng ánh trên mặt, miếng chả cá vàng ruộm, múi cà chua đỏ au, lại thêm lát thơm và miếng bắp cải giúp nước lèo thêm ngọt. Ăn đúng kiểu là bạn phải cho thêm vào tô vài củ hành tím ngâm chua, tự lột vỏ vài tép tỏi sống và cầm trái ớt xanh giòn cắn ngang. Dường như đây là 3 loại gia vị không thể thiếu của món ăn Đà Nẵng. Một đặc trưng khác của xứ sở này là rau mùi, người Đà Nẵng rất ưa dùng húng lủi, mà phải là loại húng lủi lá nhỏ rí mới thật thơm nồng.

Nhưng "món độc" nhất của Đà Nẵng là thịt heo hai đầu da. Không hiểu bằng kỹ thuật gì mà người ta có thể có được miếng thịt heo với hai phía đều là da. Khá giống thịt đùi hay thịt ba rọi, nhưng phần giữa miếng thịt là nạc, hai đầu là hai lớp mỡ, rồi đến da. Với loại thịt heo này, người ta thường dùng đơn giản theo cách gói cuốn. Vào quán gọi một phần thịt heo hai đầu da, chủ quán sẽ đem ra cho bạn một đĩa thịt xắt mỏng, một khay rau sống với đủ loại xà lách, bắp cải xắt nhuyễn, giá, húng lủi... trộn lẫn và một đĩa bánh tráng, một đĩa... bánh ướt. Vâng, thay vì gói bún như người miền Nam, Đà Nẵng lại có cách khiến gói cuốn của bạn thêm tròn, thêm gọn mà vẫn đảm bảo tinh bột cho món. Trải miếng bánh tráng ra, xếp lên trên một miếng bánh ướt tráng dày, rồi xà lách, thịt, rau thơm... cuốn tròn lại và chấm với mắm nêm. Bạn cũng có thể xếp bánh ướt lên trên miếng bánh đa nướng được dọn kèm và ăn cùng với thịt theo kiểu bánh tráng đập miền Trung, cũng rất thú vị.

Bạn còn có thể khám phá các loại thủy hải sản dồi dào nơi thành phố của sông và biển này. Và nếu không kịp thời gian, bạn nên trở lại Đà Nẵng lần nữa, bởi chưa thăm thú được hết mọi ngõ ngách nơi này là chuyến đi của bạn vẫn còn dở dang lắm, mà Đà Nẵng với bờ sông Hàn thơ mộng vẫn luôn mong đợi, đón chào bạn.

BÚN SỨA NHA TRANG

Bún sứa Nha Trang

Ai đã từng đến du lịch Nha Trang mà chưa một lần thưởng thức món bún sứa Nha Trang thì đó đúng là một điều thiếu sót đáng tiếc, có thể nói đến du lịch Nha Trang mà chưa ăn thử bún sứa một lần thì chưa gọi là đến Nha Trang.

Bún sứa Nha Trang

Bún sứa Nha Trang thường dùng sứa mà ngư dân đánh bắt được ở tận ngoài các đảo xa, khác biệt với các loài sứa độc gây ngứa khi ta lở chạm phải. Món bún sứa có ở rất nhiều nơi, tại rất nhiều các tỉnh vùng biển của Việt Nam như Ninh Thuận, Phú Yên,… nhưng được du khách ưa chuộng nhất vẫn là món bún sứa Nha Trang.
 

Du lịch Nha Trang, thưởng thức đặc sản bún sứa Nha Trang

Món bún sứa Nha Trang được người dân nơi đây chế biến từ các loại hải sản có sẵn, và mùi vị rất thơm ngon. Nước dùng của món bún sứa không làm ngọt bằng các loại thịt như ở những địa phương khác, nồi nước dùng của món bún sứa mang vị ngọt của những nguyên liệu biển như: cá, tôm, mức… Nước của bún sứa Nha Trang chủ yếu được nấu bằng cá liệt, loại cá chỉ to hơn ba ngón tay, không xương và mang vị ngọt tự nhiên của biển cả.

Du lịch Nha Trang, thưởng thức đặc sản bún sứa Nha Trang
 
Sứa trong bún sứa muốn ngon phải cắt miếng to, không nên cắt nhỏ như khi trộn gỏi, những miếng sứa trong bún cắn to, khi ăn cắn sựt sựt sẽ làm cho người ăn có cảm giác thích thú. Ngoài ra còn có chả cá bao gồm các loại cá trứ danh: thu, nhồng, đối… được lóc xương lấy thịt quết đến nhuyễn và dai, sau đó vo thành viên nhỏ rồi hấp chín. Khi ăn, chỉ cần lấy bún, rau ghém, sứa đã rửa sạch và vài viên chả cá cho vào tô, chan nước dùng nóng hổi là đã thành tô bún ngọt vị cá, giòn tươi từng miếng sứa.


DU LỊCH NHA TRANG XANH – KẾT NỐI NHỮNG HÀNH TRÌNH!!